Mở đầu sách là một câu trích của triết gia Socrates: “Tôi không phải là công dân của riêng thành phố Athens hay nước Hy Lạp, mà còn là một công dân toàn cầu.” Theo đó, “công dân toàn cầu” không phải là một khái niệm mới nhưng là một khái niệm được nhắc đến nhiều gần đây, với không ít ngộ nhận.
Giáo sư Phan Văn Trường chọn một cách đặc biệt để đưa ra định nghĩa cho khái niệm này: Chia sẻ về cuộc sống của những người ông từng gặp và cho rằng họ đang sống và làm việc như một công dân toàn cầu, và để độc giả tự đúc kết cảm nhận riêng. Những người được ông mô tả trong sách khác nhau về quốc tịch, giới tính, công việc… nhưng đều là công dân toàn cầu.
![]() | ![]() |
Giáo sư Phan Văn Trường giao lưu với độc giả trong buổi ra mắt sách ngày 10/7 tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM.
Bàn về “ADN của những công dân toàn cầu”, giáo sư nhắc đến nhiều tên tuổi lớn từ cổ chí kim để minh họa cho những phẩm chất của công dân toàn cầu. Ông cho rằng: “Đây là cá tính hiếm có mà công dân toàn cầu nào cũng sở hữu ít nhiều: Ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng thích ứng nhanh chóng.”
Với lối phân tích đó, tác giả lần lượt nhắc tiếp các vị Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trương Vĩnh Ký, một cậu bé ông gặp ở bãi biển… với những đóng góp cho nhân loại. Từ đó, ông cũng vạch ra những “tiêu chuẩn thừa” trong một số định nghĩa về công dân toàn cầu hiện nay, và từ những điểm chung của các vị nói trên tìm ra những tiêu chuẩn tiệm cận sự chính xác hơn.
Cuốn sáchCông dân toàn cầu - Công dân vũ trụcó sự khác biệt so với những tác phẩm trước đó của giáo sư Phan Văn Trường khi dành cho tất cả mọi người thay vì những doanh nhân, đối ngoại hoặc quản trị. Đây sẽ là bước phát triển tất yếu của mỗi cá nhân trong tương lai, mỗi cá nhân đều có thể tìm thấy gợi ý từ quyển sách này để hoàn thiện chính mình.
Kim Ngân
" alt=""/>Hiểu về công dân vũ trụ qua góc nhìn của Giáo sư Phan Văn TrườngCác bài viết này được chọn lọc từ các sách đã xuất bản rải rác trong nhiều năm của tác giả: Thơ thẩn Paris(NXB Văn học, 2002); Bên mộ vua Tần (NXB Thuận Hóa, 2003); Du ký(NXB Văn học, 2005); Bộ ba sách(2010 - chọn lọc và tập hợp) mở đầu Tủ sách Du ký của NXB Kim Đồng: Thơ thẩn Paris(Pháp, Bỉ), Bên mộ vua Tần(Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar) và Chia tay trên sông (các nước khác).
Trong Du ký Phan Quang: Tiếc nuối hoa hồng,lượng bài viết tuy không lớn và chỉ kể về khoảng 20 nước trong số rất nhiều nước tác giả đã đi qua, tập trung nhất vào Pháp và Trung Quốc nhưng với sự tổng hợp, tuyển chọn này, cuốn sách đến tay bạn đọc gọn ghẽ, vẫn giữ đủ những đặc sắc nội dung và dấu ấn của tác giả.
Đọc Du ký Phan Quang: Tiếc nuối hoa hồng, độc giả không những được cùng tác giả khám phá những điều mới mẻ trên hành trình mà còn được nghe kể biết bao câu chuyện thú vị về văn hóa, lịch sử, chính trị, ngôn ngữ… ở mỗi nơi đi qua, bằng một lối kể chuyện duyên dáng của người học thức và đã từng đi khắp đó đây.
Dạo bước trong Điện Luxembourg, tác giả sẽ kể cho bạn nghe, cùng là những đại văn hào đã được tạc tượng đặt trong Điện ấy nhưng sinh thời Victor Hugo là một Thượng Nghị sĩ nên đã đi qua cửa lớn, được hai hàng lính gác bồng súng đón chào như thế nào. Còn Anatole France thì lại là một viên chức làm việc trong thư viện nên đã vào Điện qua lối cửa nhỏ dành cho viên chức ra sao. Đi trong mùa thu vàng của nước Nga diễm lệ, bạn sẽ được nghe cả bình luận tình hình chính trị đương thời.
Đọc du ký ở mãi trời Âu nhưng bạn sẽ được biết những câu chuyện thú vị về ngôn ngữ, từ gốc gác của một thành ngữ phương Tây, cho đến nguồn cơn của một từ tiếng Việt mà nay vẫn còn lưu lại trong tên phố phường Hà Nội. Bạn sẽ cùng tác giả gặp gỡ “chú bé” Manolin đã ngót nghét trăm tuổi - nguyên mẫu của nhân vật cậu bé trong tiểu thuyết nổi tiếng Ông già và biển cảcủa Hemingway, hay diện kiến vua Phổ Nghi – vị hoàng đế Mãn Thanh cuối cùng trong lịch sử. Bạn sẽ cùng tác giả nghe nhạc Trịnh trong một đêm Marrakech náo nhiệt ở Maroc, hay thưởng trà và chiêm ngưỡng các nàng geisha mãi nghệ nơi xứ Phù Tang… Đầy ắp chuyện kể hành trình, chuyện kể văn hóa, lịch sử và những câu chuyện thú vị cho những người đam mê khám phá và ham hiểu biết.
Tất cả những câu chuyện ấy được kể bằng một giọng nghiêm ngắn nhưng không kém phần duyên dáng, ý nhị. 50 bài viết, 50 câu chuyện cứ thế nhỏ nhẹ nối tiếp nhau, đầy cuốn hút.
Tác giả Phan Quang (1928) là nhà văn, nhà báo kỳ cựu, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin. Bước chân vào nghề báo từ năm 20 tuổi, ông là cây bút quen thuộc trên báo Cứu quốc Liên khu IV. Năm 1954, ông được điều động về báo Nhân Dân và làm việc tại đây trong gần 30 năm, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng.
Ngòi bút của ông mạnh mẽ về phong cách và đa dạng về thể loại, từ phóng sự, tiểu luận đến truyện ngắn, bút ký, truyện dịch. Trong thời gian công tác, ông có điều kiện đi qua nhiều nước, trải nghiệm nhịp sống và văn hóa của nhiều dân tộc trên khắp năm châu và lưu lại nhiều bài bút ký ấn tượng.
Bên cạnh công tác báo chí và sáng tác, ông còn là một dịch giả nổi tiếng với các bản dịch gây tiếng vang từ thập niên 1980 đến tận bây giờ, trong đó có bản dịch nổi tiếng Nghìn lẻ một đêm của Antoine Galland và Nghìn lẻ một ngàycủa François Pétis de la Croix.
" alt=""/>Khám phá 20 quốc gia trên thế giới qua 'Du ký Phan Quang'